Bệnh fip ở mèo (Feline Infectious Peritonitis) hay còn gọi là viêm phúc mạc ở mèo gây ra bởi chủng virus có tên là Coronavirus, loại virus này tồn tại ở hai trạng thái là thể khô và thể ướt.
Khi mèo bị nhiễm Coronavirus thường không có triệu chứng trong thời gian nhiễm virus ban đầu, nhưng sẽ có một phản ứng miễn dịch xảy ra với sự phát triển của các kháng thể kháng virus.
Một phần trăm rất nhỏ những con bị nhiễm sẽ phát bệnh do hệ thống miễn dịch yếu, mèo dưới hai năm tuổi đều có khả năng mắc bệnh.
Lưu ý: Đây không phải là virus gây ra bệnh Covid-19 nhé!
Theo nghiên cứu và khảo sát thực trạng bệnh của mèo thì cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phúc mạc.
Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính thường gặp nhất:
Bệnh FIP ở mèo KHÔNG LÂY cho người và thú cưng khác.
FIP không phải là một bệnh dễ lây, ngay cả trong giai đoạn mèo có biểu hiện điển hình của bệnh về mặt lâm sàng nhưng vẫn chỉ có một lượng nhỏ virus được sản sinh.
Virus được tìm thấy với số lượng lớn hơn trong nước bọt và phân của mèo lúc bị nhiễm cấp tính.
Bệnh lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những con mèo khác hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt.
Virus có thể sống ở môi trường bình thường trong vòng vài tuần.
Mèo mẹ bị nhiễm và lây cho con khi cho con bú đây là đường dễ lây lan nhất, thường là khi mèo con tầm năm hay tám tuần tuổi.
Hầu hết những chú mèo bị FIP thường không có dấu hiệu rõ rệt trong những ngày đầu. Một số chú mèo bị chán ăn, nôn mửa hoặc tiêu chảy trong vài ngày.
Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh đường ruột thông thường.
Sau khoảng vài ngày đến vài tuần khi mèo bắt đầu bị nhiễm bệnh.
Các triệu chứng đặc thù của bệnh mới xuất hiện. Lúc này, mèo cưng của bạn sẽ có những triệu chứng như sau:
Bụng mèo phình to do dịch tích tụ ở xoang bụng, mèo có triệu chứng biếng ăn và có dấu hiệu sụt cân, sốt nhẹ (khoảng 39.5 độ C).
Mèo cảm thấy bị khó thở, da trở nên nhợt nhạt hoặc bị vàng da.
Các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn bao gồm sốt, kén ăn, sụt cân, vàng da, mống mắt xuất hiện màu nâu, tiêu chảy mãn tính, mất kiểm soát cơ, co giật cùng một số bệnh tích khác.
Thông thường, trường hợp này sẽ gây tổn thương xung quanh cơ thể, ảnh hưởng đến 30% mắt và 30% não cùng các cơ quan khác như gan, phổi, thận của mèo.
Mèo bị FIP thường chán ăn, sụt ký
Hậu quả của bệnh viêm phúc mạc ở mèo thật sự rất nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy dành thời gian quan tâm đến mèo cưng của mình.
Ngay khi phát hiện mèo có những dấu hiệu trên thì cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để có thể thăm khám và đảm bảo sức khỏe cho mèo cưng nhé!
Bệnh viêm phúc mạc (FIP) thực sự rất nguy hiểm tới tính mạng của những chú mèo.
Vì thế hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất vắc xin phòng bệnh FIP cho mèo.Cách phòng bệnh viêm phúc mạc FIP ở mèo.
Hiện nay chi phí lưu trữ Vaccine Fip khá cao nên không nhiều phòng khám thú y có dịch vụ tiêm Vaccine Fip cho mèo.
Các bạn có thể liên hệ với VVet để được tư vấn và tiêm Vaccine Fip
Nếu bạn đang nuôi những chú mèo thì điều tốt nhất để giảm khả năng lây lan của virus bệnh FIP bằng cách:
Nếu bạn đã phát hiện mèo bị FIP, bạn nên cách ly chúng xa khỏi những con mèo khác còn lại.
Nếu bé đó không may qua đời, bạn nên kiểm tra xem những chú mèo còn lại có dấu hiệu bị bệnh hay không.
Ít nhất 3 tháng sau, nếu thấy virus không lây qua các chú mèo khác thì 1 tháng sau đó mới đưa thêm mèo mới về nhà.
Một điều lưu ý cuối cùng nhưng rất quan trọng, bạn chỉ nên để mèo rong chơi trong các khu vực xung quanh nhà mình. Tuyệt đối không được để mèo đi ra ngoài, đi chơi với những con mèo hoang để mà hạn chế tối đa mèo tiếp xúc với virus FCoV.
Thông thường, những con mèo bị nhiễm virus FCoV thì không cần điều trị vì hệ thống miễn dịch của mèo sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus.
Tuy nhiên, có những con mèo luôn luôn chứa virus bệnh trong cơ thể và chỉ có thể dùng các loại kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
Một số cá thể mèo sau khi khỏi bệnh từ hệ miễn dịch của mình có thể tái phát bệnh.
Lúc này, các chủng virus này có thể đột biến thành virus của căn bệnh FIP, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mèo.
Cần chú ý, mèo chỉ có thể sinh ra kháng thể chống lại virus FCoV trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển virus.
Nếu chẳng may mèo bị FIP virus tấn công thì nguy cơ tử vong của chúng là 98%. Hiện tại, bệnh viêm phúc mạc ở mèo không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh FIP ở mèo
Điều duy nhất có thể giúp mèo cưng giảm thiểu các triệu chứng và sự đau đớn chính là sử dụng các loại thuốc chống viêm như corticosteroid (ví dụ: prednisolone).
Đồng thời kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ: cyclophosphamide). Từ đó giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng sức khỏe của mèo.
Các nhà khoa học và bác sĩ hiện nay vẫn miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc mới để chữa trị triệt để căn bệnh này.
Hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có một loại thuốc đặc trị bệnh viêm phúc mạc ở mèo hoặc vaccine phòng ngừa mèo bị FIP.
Những kiến thức ở trên chỉ là một phần nhỏ của loại bệnh viêm phúc mạc ở mèo. Vì thế bạn nên nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân, hay cách điều trị bệnh viêm phúc mạc ở mèo để mà có thể chăm sóc và phòng ngừa cho mèo nhà bạn một cách tốt nhất. Hy vọng sẽ có ích cho bạn nhé!